’39 tuổi bỏ việc văn phòng vì áp lực, tăng ca, tôi trở thành nhà văn siêu năng suất, nửa năm ra 65 truyện ngắn’: Bài học là gì?

Câu chuyện về nữ lập trình viên 8x “lột xác” thành nhà văn sau khi bỏ công việc văn phòng đang thu hút sự chú ý. Điều đặc biệt, cô nàng đã tận dụng sự hỗ trợ của AI để sáng tạo tiểu thuyết và đạt được những thành công đầu tiên.

'39 tuổi bỏ việc văn phòng vì áp lực, tăng ca, tôi trở thành nhà văn siêu năng suất, nửa năm ra 65 truyện ngắn': Bài học là gì?- Ảnh 1.

Lan Miêu – nữ lập trình viên 39 tuổi (sinh năm 1984) đã có nhiều năm gắn bó với ngành công nghệ thông tin. Giống như nhiều lập trình viên khác, cô từng trải qua cuộc sống mệt mỏi vì áp lực công việc, thường xuyên phải tăng ca, thức đêm để lập trình.

Tuy nhiên, ít ai biết rằng, trong lòng cô gái ấy luôn ấp niềm đam mê viết lách. Lan Miêu thường dành thời gian rảnh để viết truyện và đã hoàn thành 5 cuốn tiểu thuyết khoa học viễn tưởng, kỳ bí trong suốt 4 năm.

Đến tháng 9/2023, với sự hỗ trợ từ gia đình, Lan Miêu quyết định nghỉ việc để theo đuổi ước mơ trở thành nhà văn chuyên nghiệp. Cô bắt đầu sử dụng AI để hỗ trợ quá trình sáng tạo. Chỉ trong nửa năm, Lan Miêu đã cho ra đời 65 truyện ngắn, trong đó 16 tác phẩm đã được ký kết hợp đồng xuất bản trên nền tảng tiểu thuyết trực tuyến. Tác phẩm được đánh giá cao nhất của cô đạt được 8,2 điểm từ độc giả.

Thành công của Lan Miêu không chỉ chứng minh tiềm năng ứng dụng của AI trong lĩnh vực sáng tác văn học mà còn mở ra những khả năng kết hợp hứa hẹn giữa đam mê cá nhân với công nghệ.

AI viết truyện: Hiệu quả cao nhưng gây nhiều tranh cãi

Chia sẻ về hành trình sáng tác, Lan Miêu cho biết AI đã giúp cô nâng cao hiệu quả công việc đáng kể. Một truyện ngắn từ 5.000 – 10.000 chữ có thể được AI hoàn thành bản thảo chỉ trong một vài giờ, điều mà cách viết truyền thống khó có thể so sánh được.

Tuy nhiên, việc sử dụng AI cũng dấy lên lo ngại về bản quyền và tính xác thực của tác sản phẩm. Một số nền tảng và nhà xuất bản, điển hình như tạp chí “Thế Giới Khoa Học Viễn Tưởng” nổi tiếng của Trung Quốc, đã thừa nhận các bài viết được tạo ra bởi AI. Họ cho rằng những tác phẩm thuộc loại này thiếu đi sự sáng tạo, đột phá.

Cuộc chiến giữa AI và “người thật việc thật”: Liệu nhà văn có bị thay thế?

AI có thể thay thế con người? Đây là một câu hỏi phức tạp. Lan Miêu cho rằng AI chỉ có thể tạo ra cốt truyện và văn bản, nhưng không thể hiểu được ý tưởng nào. Bí quyết thu hút độc giả là chìa khóa để tạo nên một tác phẩm ăn khách, đây là điều mà AI chưa thể làm được.

Nhà văn Hồ Bắc – Giang Thái Hồng cũng đồng tình với quan điểm trên. Bà cho rằng sản phẩm của AI là công nghệ chứ không phải văn học. Tác phẩm văn học cần chiều sâu và cá tính riêng, đó là những yếu tố mà AI khó đạt đến.

Nhà văn nổi tiếng Dư Hoa từng nhận định:“AI có thể viết những tiểu thuyết tầm thường, nhưng không thể viết nên những tiểu thuyết có cá tính”. Ông cho rằng tác phẩm của AI chỉ dừng lại ở mức độ “tầm thường”. 

“Cỗ máy” AI và “người cầm bút” – Cần tìm kiếm sự cân bằng

Theo tác giả bài viết, AI có thể mang đến cơ hội cho những người yêu thích viết lách nhưng còn yếu về mặt ngôn ngữ. Tuy nhiên, nó cũng có thể dẫn đến bão hoà và thiếu đa dạng trong thị trường văn học, đồng thời thu hẹp không gian sáng tạo của các nhà văn “bằng xương bằng thịt”.

Chúng ta cần nhận thức rõ rằng AI và con người có hai cách sáng tạo khác nhau, mỗi bên đều có ưu nhược riêng. AI có thể là một công cụ hữu ích, giúp các nhà văn nâng cao hiệu quả và chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, nó không thể thay thế khả năng sáng tạo và cảm xúc của con người. Bên cạnh đó, cũng cần quan tâm đến vấn đề bản quyền trong thời đại AI lên ngôi, đảm bảo quyền lợi chính đáng cho mọi tác giả.

Nguồn: Cafebiz.vn