Trường ĐH là “bệ phóng” của sếp lớn đế chế kim tiền PNJ: cơ sở đào tại kỹ thuật hàng đầu phía Nam, thi đầu vào khó, ra trường đúng hạn còn khó hơn

Đây là một trong những cơ sở đào tạo đại học hàng đầu ở Việt Nam trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật.

Ông Lê Trí Thông (SN 1979) là Phó chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám Đốc của Công ty cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ). Năm 2022, ông là 1 trong 5 doanh nhân trẻ được trao giải “Doanh nhân trẻ xuất sắc TP.HCM” lần thứ 11.

CEO Lê Trí Thông được biết đến là một nhà lãnh đạo có uy tín với nền tảng chuyên môn vững chắc trong nhiều lĩnh vực quản trị và sự sắc bén trong kinh doanh.

Ông Thông nổi tiếng từ thời sinh viên khi là thủ khoa đầu ra ngành Kỹ sư Công nghệ hóa – Đại học Bách khoa T.P Hồ Chí Minh. Đây chính là “bệ phóng” để ông ươm mầm ước mơ và trở nên tỏa sáng như hiện nay.

Trường Đại học Bách khoa T.P Hồ Chí Minh một trong những cơ sở đào tạo đại học hàng đầu ở Việt Nam trong lĩnh vực kỹ thuật. Tiền thân của trường là Trung tâm Kỹ thuật Quốc gia đến năm 1976 được đổi thành Đại học Bách Khoa TPHCM vào năm 1976 với 5 khoa chuyên ngành: Điện – Điện tử, Xây Dựng, Thủy lợi, Hóa học và Cơ khí. Và đến năm 1996, trường chính thức trở thành thành viên của Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

Trường ĐH là “bệ phóng

Với tinh thần học và phát triển hết mình, Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia T.P Hồ Chí Minh luôn phấn đấu để trở thành cơ sở đào tạo đại học đạt trình độ cao với đa ngành đa lĩnh vực, đồng thời là trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ hàng đầu của khu vực miền Nam nói riêng và của cả nước nói chung.

Cơ sở vật chất hiện đại, môi trường học đa di năng

Trường Đại học Bách khoa, ĐHQG TPHCM hiện có tổng diện tích là 41,23ha với hơn 140 phòng học. Tất cả các phòng học đều được trang bị các thiết bị hiện đại phục vụ cho việc học tập và giảng dạy của thầy và trò nhà trường.

Hơn nữa, là cơ sở đào tạo chuyên về kỹ thuật nên trường cũng được trang 2 phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, 6 phòng thí nghiệm trọng điểm của ĐHQG TPHCM cùng 11 xưởng thực tập và phòng thực hành và 9 trung tâm nghiên cứu chuyển giao công nghệ.

Trường ĐH là “bệ phóng

Bên cạnh đó, thư viện rộng lớn và hiện đại với 22.371 tựa sách, 17.782 luận văn tiến sĩ/ thạc sĩ/ khóa luận,… được cập nhật thường xuyên sẽ cung cấp tài liệu học tập vô cùng phong phú cho sinh viên

Trường ĐH là “bệ phóng

Tại Trường ĐH Bách khoa, sinh viên còn có cơ hội được ứng dụng ngay kiến thức đã học trên giảng đường thông qua hàng loạt hoạt động học thuật phong phú như Ngày hội Kỹ thuật (dành cho sinh viên năm I), Cơn lốc hóa học, We are Civil Engineers, Petro Challenge, Presentation Contest, Ngày hội việc làm ĐH Bách Khoa, Robocon châu Á – Thái Bình Dương,…

Trường ĐH là “bệ phóng
Trường ĐH là “bệ phóng

Điểm chuẩn “cao ngất” nhưng học phí vô cùng “dễ thở”

Vì là cơ sở đào tạo hàng đầu, nên để trở thành sinh viên Trường ĐH Bách khoa TP HCM thí sinh sẽ phải trải qua quá trình thi tuyển đầy cạnh tranh và áp lực.

Năm 2023, trường lấy điểm chuẩn từ 54 trên thang 100. Trong đó ngành cao nhất là Khoa học máy tính với 79,84 điểm, tăng gần 4 điểm so với năm ngoái. Và ngành kỹ thuật máy tính xếp sau với 78,26 điểm, tăng 11 điểm.

Thấp nhất là nhóm ngành Quản lý tài nguyên môi trường, Kỹ thuật môi trường lấy 54 điểm, giảm hơn 6 điểm.

Trường ĐH là “bệ phóng

Hành trình trở thành sinh viên đã không dễ nhưng để tốt nghiệp lại khó khăn hơn rất nhiều. Bởi theo sinh viên Bách khoa thì “nợ môn”, “học lại”, “ra trường muộn” hình như đã thành “đặc sản” khó quên.

Trường ĐH là “bệ phóng

Tuy nhiên, học phí tại tại trường ĐH Bách khoa TP.HCM lại “vô cùng dễ thở”. Cụ thể học phí năm học 2023-2024 của Trường ĐH Bách khoa TP.HCM thấp nhất ở mức khoảng 30 triệu đồng/năm. Học phí chương trình chuyển tiếp quốc tế cao nhất khoảng 80 triệu đồng/năm khi học tập trong nước và hơn 800 triệu đồng/năm khi học ở trường đối tác nước ngoài.

Không phải FTU, NEU đây mới là trường đại học của nhiều tỷ phú tự thân top 1 tại Việt Nam, có cả

Nguồn: Cafebiz.vn