271 giếng khoan sâu 8.000m đang im lặng bất ngờ gầm rú mạnh, nước và khí bén lửa phun lên ngùn ngụt, công nghệ siêu lạ đánh thức kho báu ra đời

Trung Quốc sử dụng nhiều công nghệ cao để khai thác bằng được kho báu khủng nằm sâu dưới lòng đất.

271 giếng khoan sâu 8.000m đang im lặng bất ngờ gầm rú mạnh, nước và khí bén lửa phun lên ngùn ngụt, công nghệ siêu lạ đánh thức kho báu ra đời- Ảnh 1.

Theo Trung tâm Tin tức Dầu khí Trung Quốc, từ đầu năm nay, mỏ dầu Tarim đã tận dụng sự đổi mới khoa học và công nghệ để giải quyết các giếng khoan bị kẹt. Trong đó, hệ thống công nghệ kép tại mỏ dầu Fuman đã hồi sinh 271 giếng khoan siêu sâu 8.000 mét, thúc đẩy sự phát triển chất lượng cao.

Giếng ở mỏ dầu Fuman nằm sâu trong sa mạc Taklimakan, lưu vực dầu khí Tarim, ở Tân Cương (Trung Quốc) đã được công nghệ tiên tiến đánh thức hoạt động trở lại. Vào tháng 3, hệ thống kép “phun chất xúc tác tự động kèm xử lý điểm nghẽn” lần đầu tiên được sử dụng để thông tắc giếng tại Manshen 702, đạt thành công tại độ sâu hơn 8.000 mét. Sau đó, các giếng khoan đã sản xuất hơn 3.057 tấn dầu thô và 2,22 triệu mét khối khí tự nhiên, đóng góp quan trọng vào kế hoạch xây dựng mỏ dầu 1 tỷ tấn tại mỏ dầu Fuman.

Kỹ sư trưởng của Khu quản lý dầu khí Fuman cho biết: “Chỉ mất 51 ngày để đạt được 8.140 mét, hoàn thành sớm hơn 36 ngày so với dự kiến, tiết kiệm khoảng 5 triệu nhân dân tệ chi phí vận hành”. Theo đó, các giếng siêu sâu đã lấy lại sức sống sau nửa năm bị dừng hoạt động.

Bằng việc kết hợp trí tuệ nhân tạo điều chỉnh hệ thống phun chất xúc tác với kiểm tra máy bơm và mở giếng, thay đổi phương pháp điều chỉnh và sản xuất để tăng hướng dẫn nước, hơn 200 giếng kẹt đã được “hồi sinh”.

Về công nghệ khoan giếng, nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã sử dụng trí tuệ nhân tạo, thuật toán thông minh để phát triển một mô hình địa chất ba chiều với độ phân giải cấp mét, gồm cấu trúc, tính chất và thành phần đá. Mô hình này nhằm đặt trước các mục tiêu khoan, thiết kế đường dẫn giếng ngang và dự đoán các cấu trúc địa chất có thể xảy ra cũng như các cuộc ‘chạm trán’ dầu khí dưới lòng đất.

Cùng với đó, hệ thống khoan thông minh, được dẫn đường bởi công nghệ định vị mục tiêu 3D đóng vai trò là cơ quan trung tâm để điều khiển nhiều công cụ khác nhau. Tất cả công cụ, thiết bị được phối hợp để hoàn thành nhiệm vụ khoan một cách chính xác.

Hơn nữa, thiết bị chụp ảnh dựa trên sóng điện từ được trang bị trên máy khoan như để các kỹ sư có thể giám sát quá trình thi công. Thiết bị này gửi sóng điện từ vào địa tầng và nhận tín hiệu phản xạ để khám phá các đặc tính điện và ranh giới của tầng địa chất.

Công nghệ khoan thông minh đánh dấu bước đột phá thành công đầu tiên trong việc khai thác dầu khí từ các trữ lượng cụ thể này, là bằng chứng cho độ tin cậy của công nghệ mới nổi cho phép khoan hiệu quả, chi phí thấp đối với các nguồn tài nguyên dầu khí sâu của Trung Quốc.

Sự tái sinh của giếng năng suất cao phản ánh quyết tâm của Mỏ dầu Tarim trong việc trở thành hạt giống tốt cho công nghệ cao. Kể từ khi các giếng chết được đưa vào khai thác được hơn một tháng, sản lượng dầu khí vẫn ổn định, tạo ra một mẫu có chất lượng và hiệu quả được cải thiện cho việc kiểm soát các giếng siêu sâu tại Mỏ dầu Fuman.

Nguồn: Cafebiz.vn