Từng tuyên bố nếu FLC không về mệnh giá, Bamboo Airways không “trên 3 chữ số” sẽ xin phá sản, Trịnh Văn Quyết giờ phải dùng toàn bộ tích sản 20 năm để khắc phục hậu quả trọng án

Tại phiên xét xử sáng 25/07, Trịnh Văn Quyết nói: “Tài sản của FLC rất lớn, riêng số phòng khách sạn 5 sao lên tới 5.000-6.000 phòng, chưa kể tài sản khác, ước tính hàng chục nghìn tỷ đồng, đó là nói khiêm tốn”.

Trong phiên tòa xét xử bị cáo Trịnh Văn Quyết và đồng phạm về các tội Thao túng thị trường chứng khoán và Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, ông Trịnh Văn Quyết khẳng định trong trường hợp HĐXX tuyên án phải khắc phục 4.300 tỷ đồng, ông sẽ dùng toàn bộ tài sản cá nhân đang bị phong toả để khắc phục hậu quả. Ông Trịnh Văn Quyết tự tính toán số tài sản “đóng băng” ước tính gần 5.000 tỷ đồng. Đây là toàn bộ tài sản tích luỹ trong hơn 20 năm lập nghiệp của bị cáo.

Nhìn lại quá khứ, trong giai đoạn tăng trưởng nóng của hệ sinh thái cuối năm 2019, ông Quyết từng tuyên bố: “Nếu FLC không về mệnh giá, cổ phiếu của FLC Homes và Bamboo Airways không trên “ba chữ số”, tôi sẽ xin phá sản, thương hiệu FLC vứt đi!”.

Hiện, sau sự cố của ông Trịnh Văn Quyết, FLC vẫn đang trong công cuộc tái cấu trúc toàn bộ. Cổ phiếu trên sàn chỉ còn 3.500 đồng/cp.

Tại phiên xét xử sáng 25/07, Trịnh Văn Quyết nói: “Tài sản của FLC rất lớn, riêng số phòng khách sạn 5 sao lên tới 5.000-6.000 phòng, chưa kể tài sản khác, ước tính hàng chục nghìn tỷ đồng, đó là nói khiêm tốn”.

Trong khối tài sản này, theo bị cáo, mình sở hữu 30%, nên “tự tin có thể khắc phục được toàn bộ thiệt hại 4.300 tỷ đồng”, dù thừa nhận trong các tài sản này có một số đang thế chấp ngân hàng, song về cơ bản do FLC sở hữu.

photo-1721812080076

 Trong khi đó, Bamboo Airways tạm hoãn lại kế hoạch niêm yết, tương tự FLC Homes.

Theo cáo trạng, ông Quyết lập và làm Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC năm 2009, kinh doanh bất động sản, chứng khoán, dịch vụ du lịch. Sau 11 năm, hệ sinh thái FLC có 82 công ty, 5 mã cổ phiếu niêm yết trên sàn chứng khoán.

Để chiếm đoạt tiền của nhà đầu tư, năm 2014, ông Quyết chỉ đạo em gái Trịnh Thị Minh Huế và Doãn Văn Phương tăng khống vốn góp Công ty Faros (mã cổ phiếu ROS) từ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ đồng, niêm yết trên sàn chứng khoán.

Ông Phương và bà Huế nhờ một số người đứng tên cổ đông nhận chuyển nhượng cổ phần của Faros.

VKSND Tối cao cho rằng một số cựu cán bộ Ủy ban chứng khoán nhà nước, trung tâm lưu ký chứng khoán và sàn HoSE biết sai phạm, nhưng do “quen biết” vẫn chấp thuận niêm yết 430 triệu cổ phiếu ROS.

Cáo trạng ghi nhận, suốt giai đoạn 2014-2016, ông Quyết đã bán 391 triệu cổ phiếu cho hơn 30.400 nhà đầu tư, chiếm đoạt 3.620 tỷ đồng.

Song song, 5 mã cổ phiếu AMD, HAI, GAB, FLC, ART liên tục được nhóm ông Quyết mua bán với khối lượng lớn, chi phối thị trường vào lúc mở cửa và đóng cửa phiên giao dịch. Nhóm đặt lệnh mua bán rồi hủy nhằm tạo cung cầu giả. Hành vi này giúp ông Quyết thu lợi 723 tỷ đồng.

Trong các sai phạm, ông Quyết đều bị xác định là chủ mưu, quyết định, chỉ đạo toàn bộ hành vi của các đồng phạm.

Nguồn: Cafebiz.vn